1. Đối tượng thực hiện báo cáo giám sát môi trường định kỳ:

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung (sau đây gọi tắt là cơ sở) đang hoạt động và thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (Phụ lục II Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011) và bản cam kết bảo vệ môi trường (không thuộc danh mục hoặc dưới mức quy định của danh mục tại Phụ lục II Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011).

Tất cả các doanh nghiệp sản xuất, khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, bệnh viện, khách sạn, các nhà máy, nhà xưởng, nhà hàng, ngân hàng,…

2. Chế độ thực hiện Báo cáo môi trường:

Thực hiện việc báo cáo giám sát môi trường định kỳ đối với các công ty- cơ sở đã có giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường, giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường, giấy phê duyệt đánh giá tác động môi trường.

Thực hiện việc báo cáo giám sát môi trường định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần.

Riêng đối với các Doanh nghiệp,  cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Dương thực hiện chế độ Báo cáo 1 lần/năm vào tháng 3 năm sau đi kèm với 4 lần lấy mẫu vào 4 quý của năm thực hiện giám sát môi trường (theo CV số 4228/CCBVMT-KS ngày 24/9/2013 của CCBVMT tỉnh Bình Dương).

3. Cơ quan nộp Báo cáo giám sát môi trường định kỳ:

Đối với Cơ sở thuộc đối tượng lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (đề án bảo vệ môi trường chi tiết) nộp Sở Tài nguyên Môi trường.

Đối với Cơ sở thuộc đối tượng lập bản cam kết bảo vệ môi trường (đề án bảo vệ môi trường đơn giản) nộp Phòng Tài nguyên Môi trường huyện.

Đối với các Cơ sở nằm trong khu Công nghiệp tại TP.HCM nộp HepZa.

4. Mô tả Công việc về việc báo cáo môi trường:

Khảo sát,  thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án để làm báo cáo môi trường.

Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.
Lấy mẫu nước thải, mẫu khí xung quanh và tại ống khói, lấy mẫu đất, mẫu nước ngầm.

Đánh giá tác động của từng nguồn gây ô nhiễm.

Đánh giá các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố Cơ sở đang thực hiện.

Đề xuất phương án xử lý nước thải, xử lý khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.

Trình nộp báo cáo lên các cơ quan có chức năng (Sở TNMT, các Phòng Môi trường Quận Huyện, Hepza…).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *