–  XỬ LÝ NƯỚC THẢI: là vấn đề được quan tâm nhất của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Ngoài các yếu tố như bị người dân phản đối, thưa kiện, cảnh sát môi trường, sở tài nguyên, phòng tài nguyên hỏi thăm thì một yếu tố khác cũng đáng để doanh nghiệp lưu tâm là chất lượng công trình và chi phí vận hành mỗi một mét khối nước thải.

Tuổi thọ công trình lâu dài khiến chi phí khấu hao tài sản tốt dẫn đến khoản đầu tư cho công trình nước thải hiệu quả vì xây dựng một hệ thống nước thải thường chiếm 10-30% tổng vốn đầu tư dự án. Nếu tuổi thọ công trình ngắn, hệ thống nước thải luôn trục trặc sẽ khiến chủ đầu tư rất đau đầu và tốn kém kinh phí.

Chi phí vận hành nước thải lại luôn đóng vai trò tối quan trọng trong việc giảm giá thành sản phẩm. Một tấn sản phẩm mủ cao su, một tấn hạt điều, một tấn cà phê thành phẩm, một tấn mì tôm, một tấn vải nhuộm thành phẩm, một tấn tinh bột sắn,… thường mất 15 – 30 m3 nước sạch thải bỏ. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường có lưu lượng xả thải từ 100 – 1000 m3 nước thải/ngày. Các doanh nghiệp lớn, lượng nước xả thải từ 3000 – 15000 m3/ngày. Với mức giá cho việc xử lý nước thải dao động 10.000 – 15.000 đồng/m3 thì chi phí cho việc xử lý nước thải hàng tháng lên cả tỷ đồng. Do đó việc giảm thiểu chi phí vận hành nước thải sẽ cắt giảm giá thành sản xuất sản phẩm rất đáng kể. Có một bài học đáng nêu ra đây là một đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực dệt nhuộm, bỏ một số tiền lên đến trên 30 tỷ đồng để xây dựng hệ thống nước thải 5000m3/ngày nhưng nước thải đầu vào có tính chất ô nhiễm giống như…đầu ra!

Vì vậy chọn được nhà tư vấn, thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý nước thải có chuyên môn cao, có bề dày kinh nghiệm, có cái “Tâm” nghề nghiệp là điều doanh nghiệp nên làm để bảo vệ đồng vốn mình bỏ ra, giảm chi phí giá thành sản xuất. tăng lợi nhuận cho công ty.

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG VÀ THIẾT BỊ ENVIROTEK đã và đang sử dụng các công nghệ tiên tiến nhất:

1.Công nghệ xử lý nước thải MBR (Membrane Bio Reactor):

Công nghệ xử lý nước thải MBR là sự kết hợp của cả phương pháp sinh học và lý học. Mỗi đơn vị MBR trong bể xử lý nước thải được cấu tạo gồm nhiều sợi rỗng liên kết với nhau, mỗi sợi rỗng lại cấu tạo giống như một màng lọc với các lỗ lọc rất nhỏ mà một số vi sinh không có khả năng xuyên qua giúp. Điều này giúp loại bỏ các loại vi sinh trong nước thải mà không cần quá trình khử trùng thông thường.

Cơ chế hoạt động của vi sinh vật trong công nghệ MBR cũng tương tự như bể bùn hoạt tính hiếu khí nhưng thay vì tách bùn sinh học bằng công nghệ lắng thì công nghệ MBR lại tách bằng màng.

Vì kích thước lỗ màng MBR rất nhỏ (0.01 ~ 0.2 µm) nên bùn sinh học sẽ được giữ lại trong bể, giúp duy trì mật độ vi sinh cao làm hiệu suất xử lý tăng và tiết kiệm diện tích xây dựng hệ thống xử lý nước thải lên đến 50%. Nước sạch sẽ bơm hút sang bể chứa và thoát ra ngoài mà không cần qua bể lắng, lọc và khử trùng.

2.Công nghệ xử lý nước thải BIOCHIP MBBR (Moving Bed Bio Reactor):

Công nghệ MBBR là một trong những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay trong quá trình xử lý nước thải. Công nghệ xử lý nước thải MBBR kết hợp ưu điểm của các quá trình xử lý bùn hoạt tính hiếu khí và quá trình sinh trưởng dính bám sinh học dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ để sinh trưởng và phát triển.Trên bề mặt của màng sinh học có 1 lớp dịch phân cách màng và hỗn dịch xáo trộn trong bể phản ứng. Chất dinh dưỡng (cơ chất) và oxy từ hỗn dịch khuyếch tán qua lớp dịch vào màng sinh học, trong khi đó, sản phẩm phân hủy sinh học khuếch tán ngược lại từ màng sinh học vào hỗn dịch. Các quá trình khuếch tán “ngược xuôi” này diễn ra liên tục.

3. Công nghệ xử lý nước thải AOP (Advance Oxidation Process):

Là một công nghệ được ứng dụng để xử lý triệt để chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trong nước thải dựa vào các quá trình oxi hóa nâng cao.Các quá trình oxi hóa nâng cao được định nghĩa là những quá trình phân hủy oxi hóa dựa vào gốc hydroxyl (OH) hoạt động tự do, được tạo ra tại chỗ ngay trong quá trình xử lý nước. Gốc hydroxyl là một trong những tác nhân oxi hóa mạnh nhất được biết từ trước đến nay, gốc này có khả năng phân hủy không chọn lựa mọi hợp chất hữu cơ, dù là hợp chất khó phân hủy nhất, biến chúng thành các hợp chất vô cơ (còn gọi là khoáng hóa) không độc hại như CO2, H2O, các acid vô cơ.

4. Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học:

Được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hoà tan có trong nước thải cũng như một số chất vô cơ như H2S, sunfit, ammonia, nitơ… dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân huỷ chất hữu cơ gây ô nhiễm. Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất làm thức ăn để sinh trưởng và phát triển. Một cách tổng quát, phương pháp xử lý sinh học có thể chia làm 2 loại:

• Phương pháp kỵ khí sử dụng nhóm vi sinh vật kỵ khí, hoạt động trong điều kiện không có oxy;

• Phương pháp hiếu khí sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục. Quá trình phân huỷ các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hoá sinh hoá.

Để thực hiện quá trình này, các chất hữu cơ hoà tan, cả chất keo và các chất phân tán nhỏ trong nước thải cần di chuyển vào bên trong tế bào vi sinh vật theo 3 giai đoạn chính như sau:

• Chuyển các chất ô nhiễm từ pha lỏng tới bề mặt tế bào vi sinh vật;

• Khuyếch tán từ bề mặt tế bào qua màng bán thấm do sự chênh lệch nồng độ bên trong và bên ngoài tế bào.

• Chuyển hoá các chất trong tế bào vi sinh vật, sản sinh năng lượng và tổng hợp tế bào mới.

Tốc độ quá trình oxy hoá sinh hoá phụ thuộc vào nồng độ chất hữu cơ, hàm lượng các tạp chất và mức độ ổn định của lưu lượng nước thải vào hệ thống xử lý. Ở mỗi điều kiện xử lý nhất định, các yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh hoá là chế độ thuỷ động, hàm lượng oxy trong nước thải, nhiệt độ, pH, dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *